Nội Dung
Bật mí cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đúng kĩ thuật
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đúng kỹ thuật sẽ giúp gà con phát triển khỏe mạnh cho những giai đoạn sau này. Chính vì thế, đây là thời điểm phải đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu cần thiết để tăng sức đề kháng, sức lực và trọng lượng cho gà ngay từ khi còn nhỏ. Sau đây thuocgavip sẽ chia sẻ với các bạn các kỹ thuật nuôi gà con hiệu quả nhất hiện nay.
Chuẩn bị cho gà con mới xuống ổ
Để quá trình úm gà con được đồng đều thì nên chọn gà con đều nhau, những cá thể khỏe với nhau, yếu hơn với nhau để có cách chăm sóc tốt nhất. Vì vậy trước khi úm gà cần chọn ra những cá thể không bị dị tật, có đôi chân chắc khỏe, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt. Tiếp theo đó là yếu tố về chuồng úm và nhiệt độ trong chuồng. Nhằm đảm bảo thời gian để có thể tạo được môi trường sạch sẽ, đảm bảo không mầm mống bệnh tật cho gà.
Chuẩn bị quây chuồng úm gà
Úm gà là công việc cần làm trước khi nuôi 1 lứa gà mới. Số lượng gà úm càng lớn càng cần cẩn thận. Bởi vì sống số lượng lớn gần nhau nên rất kỵ các bệnh tật dễ lây thông thường. Chuẩn bị quây chuồng úm của gà cần chuẩn bị như sau:
- Một tấm cót dài khoảng 3-5m để quây chuồng úm
- Sát trùng khu vực úm bằng vôi bột cẩn thận trước 10-15 ngày.
- Lựa chọn khu vực úm kín gió và thông thoáng.
- Chuẩn bị máng ăn, khay uống nước.
- Chuẩn bị đèn sưởi. Tùy theo số lượng gà mà chọn số lượng bóng và công suất phù hợp. Khoảng 40-60w.
- 1 tải trấu sạch
Một số lưu ý về nhiệt độ trong chuồng úm
Ngoài ra, còn chú ý đến nhiệt độ trong chuồng úm để đảm bảo được rằng chuồng úm không quá nóng hoặc quá lạnh. Một số biểu hiện trong chuồng úm như:
- Gà tản ra xa bóng đèn, há mỏ, giảm ăn, uống nhiều nước => chuồng úm quá nóng
- Gà chỉ tập trung vào một vị trí xung quanh bóng đèn => chuồng quá lạnh
- Gà đi lại ở tất cả các khu vực trong chuồng úm => nhiệt độ chuẩn
Thức ăn cho gà úm
Do là gà con mới xuống ổ nên chúng ta cần chuẩn bị loại thức ăn phù hợp. Sử dụng các loại cám công nghiệp dạng nhỏ hoặc cám dành riêng cho gà úm. Cứ ra cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm là người ta bán cho nhé.
Gà mới nở nên không quá cầu kỳ về thức ăn. Nếu số lượng gà vừa phải thì chúng ta nên mua vài kg 1 lần. Không nên mua quá nhiều mà chưa dùng đến có thể bị hỏng.
Thuốc cho gà úm
Những loại thuốc cần thiết cho gà úm nhằm đảm bảo tránh được các bệnh tật. Thuốc ở đây bao gồm cả vắc xin dạng tiêm hoặc uống. Đừng quên những gói điện giải và thuốc kháng sinh bổ xung vào nước cho gà hàng ngày nhé.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hay ăn chóng lớn khỏe mạnh
Gà con mới nở bụng dạ còn rất yếu. Do vậy không nên nhồi nhét quá nhiều thức ăn hoặc cho ăn những loại thức ăn khó tiêu. 3 yếu tố cần để ý nhiều nhất đối với gà mới nở đó là thức ăn nước uống, phòng bệnh và môi trường nuôi.
Khi tiến hành nuôi gà con hay bất kỳ loại gà nào bạn cũng cần chuẩn bị chuồng gà và biết cách chọn gà sao cho hiệu quả và đặc biệt đối với gà con thì đòi hỏi phải yêu cầu cao hơn.
Cách chọn gà con
Để quá trình chăm sóc gà con mới xuống ổ được hiệu quả và thuận lợi thì giai đoạn chọn gà con là vô cùng quan trọng. Bạn nên chọn các chú gà con đang khỏe mạnh, phản ứng nhanh nhẹn linh hoạt, không bị di tật hay bị các bệnh ở gà và đặc biệt cần có mỏ và đôi chân to và vững chắc.
Chuồng úm gà
Để đảm bảo và phát triển tốt và không bị bệnh tật bạn cần vệ sinh chuồng gà sạch sẽ. Chuồng gà cần thiết kế rộng thoát mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nên bố trí chuồng gà ở đầu hướng gió và ọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.
Về kích thước chuồng gà thì thường mỗi số lượng gà nuôi thì chuồng gà cần rộng tương ứng với số gà đó, thường kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con.
- Tiến hành quây tấm cót tròn lại để tạo thành chuồng úm diện tích vừa phải. Sau mỗi khoảng thời gian chúng ta mở rộng chuồng úm này theo độ lớn của gà.
- Quét sạch chuồng úm khỏi các bột vôi đã rắc khử trùng từ trước.
- Giải nhẹ một lớp trấu mỏng để cho gà con mới nở phát huy bản năng của mình.
- Nếu là mùa hè thì không cần bóng đèn sưởi công suất lớn. 1 bóng nhỏ khoảng 40w là đủ. Còn nếu trời lạnh thì cần bóng công suất cao hơn.
- Chú ý để bóng cách mặt đất khoảng 15-20cm. Tránh trường hợp để quá cao thì không đủ sưởi ấm. Để quá thấp thì quá nóng. Nếu không cẩn thận có thể làm cháy cả khu vực úm.
Nước uống cho gà con mới nở
Nước uống là nhu cầu thiết yếu cho bất kỳ sinh vật nào và đối với gà cũng vậy, nước uống là nhu cầu đầu tiên của mỗi chú gà. Nguồn nước cho gà uống cần phải đảm bảo sạch đẻ gà tránh các bệnh về tiêu hóa và đường ruột. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu của gà con bạn cần pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.
Thức ăn cho gà mới xuống ổ
Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.
Thức ăn cho gà con ở giai đoạn này cần đầy đủ chất dinh dưỡng như: gạo, vừng, bột cá, khô dầu đậu tương, bột vỏ trứng, vỏ sò v.v… Thức ăn và nước uống của gà mẹ nên để trong nơm để gà mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào. Sau 3 tuần, có thể để gà mẹ dẫn gà con đi ra ngoài và tìm kiếm thức ăn cho mình.
Sau khi đã được khoảng 3 tuần cho tới 1 tháng khi đã cứng cáp thì có thể cho ra khu vực đã chuẩn bị sẵn để chúng kiếm ăn. Nếu là nuôi công nghiệp thì chúng ta chuyển sang khu vực chuồng nuôi rộng hơn. Còn nếu là gà chọi thì nên thả ra để chúng tự do đi lại và ăn uống để không phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Đây cũng là điều chú ý tạo nên cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hiệu quả!
Cách phòng bệnh cho gà con
Sức đề kháng của gà con lúc này còn khá yếu nên dễ bị nhiễm các bệnh như viêm rốn, E.coli. Vì vậy, sau khi gà mới xuống ổ. Thì nên sử dụng các loại kháng sinh phòng bệnh E.coli, thương hàn, viêm rốn. Kết hợp với một số vitamin như A, D, E và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng.
Gà con cơ thể còn nhạy cảm nên cần chú ý các loại thuốc úm tăng sức đề kháng. Cũng đừng quên lịch uống vắc xin định kỳ nhé. Bệnh hay gặp nhất ở gà con đó là bệnh đậu, viêm rốn hoặc Ecoli.
Nếu gà xuất hiện tình trạng hở rốn thì nên sử dụng cồn 0.5% hoặc xanh metylen 1% để hạn chế các vi khuẩn hại xâm nhập vết hở làm chết gà.
Các loại nước điện giải, glucozo và vitamin C có công thức nhất định. Chúng sẽ phù hợp với từng thể tích nước khác nhau. Hãy đọc trên bao bì để biết được điều này. Nên nhớ là nên cho uống loại này thường xuyên để tăng sức đề kháng.
Nếu bạn nào chưa biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ rất có thể sẽ bị đậu. Triệu chứng của bệnh này chính là mắt hoặc mỏ bị sưng u lên. Đừng quá lo lắng hãy dùng thuốc xanh metylen tại các hiệu thuốc để bôi. Sẽ nhanh chóng đẩy lùi được bệnh này.
Một số lưu ý khi chăm sóc gà con mới xuống ổ
Ngoài những điều trên thì các sư kê cũng cần chú ý khi một số điều như sau.
Cẩn thận chuột, rắn rết, chó mèo
Hãy che chắn cẩn thận chuồng úm gà để tránh những loại động vật ăn thịt. Đó là các loại chó mèo, rắn, rết chuột có thể nhanh chóng bắt đi một số lượng lớn gà con.
Chú ý nhiệt độ
Hãy quan sát đàn gà và theo dõi trạng thái của chúng. Nếu chúng liên tục há mồm và uống nhiều nước, tản ra khỏi đèn sưởi thì có nghĩa là đèn quá nóng. Còn nếu thấy chúng túm tụm lại với nhau thì do nhiệt độ quá lạnh. Nếu như quá nóng thì điều chỉnh kéo cao đèn sưởi lên và ngược lại.
Chú ý các loại bệnh
Nếu không may thấy một cá thể gà bị bệnh hoặc có triệu chứng. Hãy lập tức cách ly chú gà này ra khỏi đàn để tránh chúng có thể lây lan cho cả đàn gà nhé.
Nhớ lịch tiêm, vắc xin
Chú ý các bệnh thường gặp ở gà con bằng các lịch tiêm nhé. Người biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ thường có những lịch ghi chú này. Đảm bảo số lượng gà luôn giữ được không bị giảm sút.
Chăm sóc gà con mới nở mới xuống ổ không quá khó. Với số lượng vừa phải và kích thước nhỏ nên rất dễ quan sát và chăm sóc. Việc quan trọng nhất là chú ý trạng thái của gà và lựa chọn được phương án xử lý cụ thể.
Trên là nội dung cách chăm sóc gà con xuống ổ của thuocgavip.com, mong sẽ giúp được quý bà con có thêm những thông tin bổ ích. Ngoài ra thuocgavip đang cung cấp thuốc gà đá, nếu anh em có nhu cầu hãy liên hệ qua số 085 241 1277.