Trong các phương pháp nuôi gà đá tốt nhất thì cách nuôi gà đá bo lớn được sự quan tâm đông đảo của rất nhiều người. Mặc dù để huấn luyện cho chiến cưng của mình không phải là điều dễ dàng nhưng chúng tôi Thuốc gà VIP tin rằng với những hướng dẫn chia sẻ hết toàn bộ bí quyết dưới đây, anh em sẽ tìm ra được những kỹ thuật độc đáo riêng biệt để biến chú gà chiến của mình thành chiến kê dẻo dai, lợi hại mạnh nhất trong mọi trận chiến.
Nội Dung
CHIA SẺ BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐÁ BO LỚN TỚI PIN
Chúng tôi tin rằng bạn đang sở hữu ít nhất một chú gà chọi hoặc đang chuẩn bị tham gia vào thú vui tao nhã này, nói là tao nhã nhưng lại mang giá trị cao về kinh tế cho anh em. Và điều mà bất cứ một ai nuôi gà đá đều mong muốn rằng chiến kê của mình có sức chịu đựng dẻo dai, vạm vỡ, tốc độ mạnh nhất với những cú chính xác gây sát thương chí mạng trực tiếp lên gà đối thủ. Tuy nhiên nếu chỉ chuẩn xác thôi thì chưa đủ bởi đòn đá trúng nhưng lực yếu cũng không khiến đối thủ chao đảo. Để đảm bảo tốt khả năng chiến đấu của gà cần có cách nuôi gà đá khóa học một quá trình nuôi nghiêm ngoặc và đúng kĩ thuật.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Để đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.
Thức ăn chính cho gà
Thức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép, anh em nên chú ý chọn những giống thóc tốt để bổ sung đầu đủ dinh dưỡng cho chiến kê. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường không ngâm.
Bổ xung mồi, chất tanh (chất đạm)
Ngoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, thịt lươn, ếch, nhái, chất tanh từ bò sát… Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: thuốc tăng lực gà đá cựa sắt
Bổ xung các loại rau, củ, quả (chất sơ)
Bổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu, cải thảo, các loại đậu giá đỗ…
Bổ xung các khoáng chất, vitamin
Không thể thiếu được là các loại vitamin, canxi giúp gà đá có lực hơn đặc biệt các loại vitamin thiết yếu như: A, E, C, vitamin nhóm B… Đây là cách nuôi gà đá có lực mà nhiều chủ kê thường sử dụng. Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng từ đại lý thuốc VIP chúng tôi chuyên cung cấp thuoc ga da và thuốc nuôi gà tốt nhất hiện nay.
CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN GÀ ĐÁ
Song song với chế độ ăn uống là chế độ luyện tập cần được duy trì đều đặn để nâng cao thể lực và thể chất của kê cựa. Cần đảm bảo quá trình luyện tập thường xuyên, dẻo dai thì mới có thể đá có lực được.
Đi hơi
Phương pháp này còn được gọi dưới nhiều tên khác như vần hơi, xoay hơi, xổ hơi, quần hơi gà tơ vào khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trỏ lên là bắt đầu vào việc tập luyện. Gà được bịt mỏ và cựa (nếu có) và chỉ có thể dùng cổ để xoay trỏ đối phương vì không dùng mỏ để cắn, ghịt gà khác để ra đòn. Phương pháp này giúp gà quen dần với sức chịu đựng, bền sức và giúp chủ kê khám phá ra tính nết và nước đá của gà nhà nếu nó thiện nghệ một mé hay hai mé khi xoay trỏ. Chú ý cách chọn trạng gà cũng như bọc các cựa cẩn thận. Chúng giúp gà dạn đòn hơn, chịu đau quen hơn và tăng cường thể lực. Các hồ đòn thường có thể là 5-6 hồ. Đồng thời anh em nên lưu ý về thời gian tập luyện cho gà tránh tình trạng gà mệt quá sức.
Chạy lồng
Một con gà mồi sẽ được nhốt trong một cái bội tre, phía bên ngoài chụp thêm một cái bội tre lớn hơn để gà không thể mổ hay cắn lẫn nhau. Con gà bên ngoài sẽ chạy quanh bội gà vì tức khí và muốn tìm cách chui vào bên trong gặp đốỉ thủ. Phương pháp này có thể tập luyện cả giờ và giúp cho gà phát triển bắp thịt nơi đủi và chân.
Vô nghệ
Tất cả gà chuẩn bị ra trường đều được vào nghệ có pha lẫn với các vị thuốíc để giúp cho phần da lộ ra không những mau đỏ da thắm thịt mà còn giúp cho lớp da được chai sạn lại để chịu đòn.
Dầm cán
Chân gà được ngâm vào một dung dịch thuốc pha với nước tiểu hay muối để giúp cho chân gà săn chắc lại. Có thể ngâm chân gà ngày hai lần sáng và tối mỗi lần 30 phút. Phương pháp này giúp cho các ngón chân và quản gà rắn chắc khi ra đòn đá đau và chắc hơn.
Quần sương
Các sư kê tin rằng sương buổi mai tinh khiết giúp cho gà khỏe mạnh trong lúc tập luyện. Mỗi sáng khi gà cất tiếng gáy đầu tiên là gà được thả ra sân sớm trong lúc tròi còn đang tờ mò để vươn vai, đập cánh gáy đi lại trong sân khi sương chưa tan.
Om bóp
Gà được tắm rửa và xông hơi hằng ngày bằng khăn ấm vối một nồi nưốc nấu bằng các vị thuốc Nam như trà xanh, gừng, ngải cứu để gíup gà khỏe mạnh.
Xổ Gà
Được cáp vối gà cùng chặng, cùng tuổi để đá thử sức và tập cho quen dần với cách giao nạp, nhập trận thế và cách làm nước của sư kê. Mỗi lần xổ gà thường là một đến hai hiệp.
Gà nòi có bộ xương rất lớn do đó muốn gà phát triển đúng mức cần phải có thời gian và đủ kiên nhẫn để gà lốn lên một cách bình thường. Trung bình vào một năm tuổi (12 tháng) là lúc gà đã cứng cáp và bắt đầu vào chương trình tập luyện chuẩn bị cho việc ra trường. Sau 6 tháng áp dụng những phương pháp huấn luyện trên, khi được 1 năm rưõi (18 tháng) là gà đã rắn chắc như một thỏi sắt tôi luyện và có nội lực và ngọ ai hình sung mãn sẵn sàng ra trường đụng gà khác. Các sư kê dầy dạn kinh nghiệm thường nuôi và tập luyện gà đúng độ mói mang ra thi đấu, trong khi các tay chơi gà trẻ tuổi không có nhiều kinh ghiệm và háo thắng hay ép gà đá non chưa đủ lực thường chịu thảm bại dưới tay các bậc đàn anh trong nghề.
CHẾ ĐỘ NGHỈ NGƠI THƯ GIÃN
Cuối cùng là chế độ ăn uống trong các cách nuôi gà đá có lực tới pin theo như mong muốn. Chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ hơn vừa có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất cho từng trường hợp.
Om bóp gà thường xuyên
Thường xuyên om bóp gà bằng các bài thuốc dân gian và kinh nghiệm của người sử dụng. Việc om bóp thường xuyên vừa giúp da gà đỏ hơn, dày hơn mà còn đảm bảo gà không bị mốc. Việc gà chọi bị mốc là ác mộng của khá nhiều người nuôi gà. Có thể om bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Tiến hành om bóp vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà.
Phơi gà dưới ánh sáng sớm
Nên phơi gà hàng ngày bằng những ánh nắng sáng sớm từ 6h30 đến trước 8h hằng ngày. Chúng giúp gà tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá canxi trong cơ thể. Không nên để gà dưới sương trong đêm tối gà dễ bị hen. Gà không chịu ăn cũng là những bệnh thường gặp khi nuôi gà mắc phải.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng
Bổ xung chế độ chuồng trại một cách hợp lý. Thoáng gió nhưng không được thay đổi nhiệt độ đột ngột. Giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có thể bổ xung thêm các loại đèn sưởi cho gà một cách hiệu quả. Anh em nên cần chú ý đặc biệt điều này vì gà rất dễ bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường bên ngoài.
Nên có những cồn cát hố cát sạch để cho gà tắm nắng hoặc tự làm sạch bản thân mình. Đây là cách tự nhiên của gà mà bất cứ loại gà nào cũng cần làm.
Theo những chia sẻ của chuyên gia có tiếng về cách nuôi gà đá lực mạnh, không phải cả đàn đều có thể làm giống được mặc dù gà cha xuất chúng, gà mẹ rặc dòng. Ai nghĩ như vậy là sai lầm, những con xương yếu, chậm lớn, hoặc có biểu hiện không tốt cần phải loại bỏ ngay từ đầu. Những con còn lại cần đợi tới tháng thứ 3 để tiến hành chọn lựa. Việc lựa gà không thể đánh giá qua một lần mà phải bằng nhiều đợt. Những điểm cần xem xét để lựa được giống tiềm năng là : xem vóc dáng, tướng mạo và vảy chân.
CHẾ ĐỘ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GÀ ĐÁ
Công thức luyện kĩ nẵng gà đá bo lớn:
- Giai đoạn đầu: Bạn cho gà luyện đá 1-2 lần từ 15 đến 20 phút rồi cho gà nghỉ 8 ngày, vòng 2 cho gà đá luyện 2-3 trận từ 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 7 ngày.
- Giai đoạn giữ: Luyện vòng 1 cho gà đá 2 trận từ 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 14 – 20 ngày, vòng 2 cho gà đá 3 trận từ 30 đến 40 phút rồi cho gà nghỉ 10 ngày.
- Giai đoạn cuối: Luyện vòng đầu cho gà đá 3 – 4 hiệp trong khoảng 17 đến 25 phút rồi cho gà nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 7 phút, tiếp khoảng ba ngày sau thì cho gà luyện 4 hiệp từ 30 đến 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 7 phút. Cuối cùng, khoảng 4 ngày sau bạn cho gà bắn chân 10 phút rồi nghỉ bảy ngày trước khi cho chiến đấu.
Gà đá sau 7 tháng tuổi thường được các sư kê cho bước vào giai đoạn luyện tập để có thể nhuần nhuyễn với các cách đá, đồng thời sẽ không sợ sệt trước các đối thủ trên đấu trường. Chế độ luyện tập trong cách nuôi gà đá sẽ bao gồm có các bước cơ bản.
– Tắm nắng, quần sương, dầm cán, vô nghệ giúp da dày, chân cứng hơn
– Cho gà đá giao lưu với các gà khác, cho gà chạy bội thường xuyên để tăng cường thể lực và sức bền.
– Không nhốt lồng quá lâu để thể trạng gà được linh hoạt, tinh ranh hơn
– Thực hiện công việc đeo chì vào chân gà để rèn luyện sức dẻo dai.
CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC GÀ SAU TRẬN
Luyện tập luôn đi kèo với việc chăm sóc gà đá cựa sắt. Để quá trình nuôi sau khi đá về gà sẽ nhanh sung, nhanh lấy lại phong độ trong lần tiếp theo. Công tác biệt dưỡng gà đá cựa sắt sau khi đá về phải làm ngay lập tức:
- Vỗ đờm thật sạch cho gà sau trận
- Dùng nước ấm lau sạch bụi bẩn, máu trên cơ thể gà tránh bị nhiễm khuẩn
- Dùng rượu nghệ để om bóp cho gà, tránh các vết thương hở khiến gà bị xót
- Cho gà ăn một mồi cơm nóng nhỏ và xử lý các vết thương sâu (nếu có)
- Đưa gà vào chuồng trại đã được dọn sạch sẽ, kín gió. Nếu thời tiết quá lạnh thì nên thắp điện sưởi ấm cho gà
KĨ THUẬT CHỌN NUÔI GIỐNG GÀ ĐÁ LỰC TỚI PIN HIỆU QUẢ
Trước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Do vậy khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà chọi.
PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG GÀ ĐÁ
CHỌN GIỐNG GÀ BỐ – MẸ
Là một yếu tố then chốt trong tuyển tập hướng dẫn cách nuôi gà đá, Thuốc gà VIP nhận ra rằng trong nhà họ chỉ nuôi một dòng mái họ ưng ý nhất. Không có một ai nuôi nhiều gà mái, bởi vì họ sợ mái lạc ra ngoài thiên hạ sẽ có giống tốt của mình. Chúng tôi từng gặp người có cả trăm gà trống đi đá độ nhưng chỉ vỏn vẹn mươi con mái là nhiều. Như đã nói phía trên mỗi lứa sinh ra đều được chọn lựa kỹ càng và những con mái không đạt yêu cầu sẽ bị giết thịt và tất nhiên dù được trả giá cao ngất nhưng họ cũng không chịu bán đi.
CHỌN GÀ CON 1 NGÀY TUỔI
Gà con mang từ máy nở ra phải để riêng theo từng dòng trống và dòng mái và chọn tách trống mái theo yêu cầu đối vối mỗi giống. Cân 10% số gà nỏ ra để xác định khối lượng bình quân của từng dòng. Chọn những cá thể có khối lượng xấp xỉ khối lượng sơ sinh trung bình của từng dòng. Chọn những cá thể có ngoại hình chuẩn: Thân hình cân đối, không dị tật, lông bông tơi xốp, bụng thon nhỏ, không hỏ rốn, mắt tinh nhanh, mỏ và chân cứng cáp, sáng bóng, dáng đi nhanh khoẻ. Loại bỏ những cá thể: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo; cổ vẹo; lưng cong; không có phao câu; không có đuôi; xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dạng, ngón chân và bàn chân cong, bàn chân sưng hoặc bị nhiễm khuẩn, trẹo đầu gối; ngực bị phồng lên; cơ ngực phát triển không bình thường; bộ lông không tơi xốp hoặc bị ưốt dính.
- Gà con sau khi được chọn cho vào hộp và phải để riêng theo từng dòng, mỗi hộp đựng 100 con riêng biệt
- Chuyển gà con xuống chuồng nuôi riêng biệt theo từng dòng theo cơ cấu đàn như sau: So với bà ngoại thì sô” lượng gà bà nội chiếm tỷ lệ 30%, ông ngoại chiếm 20% và ông nội chiếm 19% so vói bà nội. Mỗi ô nuôi không quá 300 con (nếu nuôi nền), nuôi tách riêng trông, mái từ lúc 1 ngày tuổi đến 19 – 20 tuần tuổi.
CHỌN GÀ LÚC 21 NGÀY TUỔI HOẶC 42 NGÀY TUỔI
Trước khi chọn giống cần phải kiểm kê chính xác sô” gà còn lại của từng dòng. + Xác định quy mô đàn giống dự kiến (số gà mái đầu kỳ của cả dòng mái và dòng trống ông bà).
Đốỉ với bà ngoại: Chỉ loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, gà trông bị lẫn. Thường giữ lại 95 – 97% số gà so với đầu kỳ. Đối với ông ngoại: Sau khi loại những cá thể có khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân nhất để làm giông; sô” lượng trông giữ lại thường là 60 – 65% so vói đầu kỳ.
Đối với bà nội: Cũng chỉ loại những cá thể có khuyết tật về ngoại hình và thể chất, kể cả trông bị lẫn mái. Thường giữ lại 94 – 95% so vối đầu kỳ. Đôi vối ông nội: Sau khi loại những cá thể bị khuyết tật, ốm yếu, chỉ giữ lại những con nặng cân, khoẻ nhất để làm giống, chỉ giữ lại 15% so vói bà nội.
Những khuyết tật của cá thể được biểu hiện trong những đặc điểm sau: Mỏ vẹo, mắt kém, đồng tử méo, cổ vẹo, lưng cong vẹo, xương lưỡi hái bị vẹo, ngắn, dị dang, đi bằng đầu gối, khèo chân, hở rốn, ngón chân bị cong, sưng bàn chân, lông phát triển kém. Công việc chọn lọc được tiến hành như sau: Nếu đàn gà vào chọn được nuôi trong nhiều ô chuồng thì chọn theo từng ô độc lập. Mục tiêu là giữ lại những cá thể tốt nhất của từng ô. Xác định khối lượng cơ thể trung bình của từng ô bằng cách cân chọn mẫu từ 10 – 20% số gà có mặt trong từng ô, sau đó tiến hành cân từng cá thể. Căn cứ vào khốỉ lượng sống trung bình của từng mẫu, ngoại hình và sô” gà cần chọn của từng ô, mà quyết định giữ lại những cá thể nào làm giông.
CHỌC GÀ LÚC 19 -20 TUẦN TUỔI
Trưóc khi đàn gà được chuyển lên chuồng gà đẻ để ghép trống mái, cần tiến hành chọn lọc lần thứ 3. Các tính trạng được chọn lọc trong giai đoạn này chủ yếu là ngoai hình và thể chất.
Đối vối 2 dòng trống: Chọn những cá thể đạt khối lượng chuẩn, khoẻ mạnh nhanh nhẹn, bộ lông phát triển, màu và tích tai to màu đỏ tươi, hai chân chắc chắn cân đối, không dị tật về ngón, dáng đứng tạo với mặt nền chuồng một góc 450. Loại bỏ những cá thể quá gầy, dị tật . Tỷ lệ trông được giữ lại 12 – 13% so vối dòng mái. Sau đó sẽ loại thải dần trong quầ trình khai thác trứng giống để đạt tỷ lệ trống so với mái khoảng 9 -10%.
Đốì với 2 dòng mái: Giữ lại những cá thể có khối lượng sống đạt xấp xỉ trung bình của đàn, bộ lông bóng mượt, mào và tích tai phát triển màu đỏ tươi mỏ và 2 chân chắc chắn cân đối, khoảng cách xương chậu và mỏm xương lưỡi hái rộng, bụng mềm, lỗ huyệt rộng cử động. Loại bỏ những cá thể gầy yếu, dị tật.
CHỌC LỌC GIAI ĐOẠN GÀ ĐẺ
Để giảm bớt sự lảng phí về thức ăn, trong qúa trình khai thác trứng giống, định kỳ hàng tháng một lần tiến hành loại thải những cá thể đẻ kém theo một số” đặc điểm ngoại hình sau: Những cá thể có mào và tích tai kém phát triển, màu nhợt nhạt, lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động, những cá thể vào giai đoạn cuối khai thác trứng mà bộ lông vẫn bóng mượt, lông lưng và lông cổ vẫn còn nguyên vẹn thì chứng tỏ rằng những cá thể đó đẻ kém cần phải loại thải. Một công đoạn quan trọng trong công tác giống đối với gà ông bà là chọn phối giữa các dòng. Những con trống và mái đưa vào thử nghiệm lai phải được chọn lọc kỹ càng, đặc trưng cho các dòng hoặc giống về năng suất, ngoại hình, đồng thời ngưòi chọn giông phải biết chọn phối thích hợp nhằm củng cố hoặc tạo ra ưu thế lai về một số tính trạng mong muốn ở con lai.
NGUYÊN TẮC PHÒNG BỆNH KHI NUÔI GÀ ĐÁ
Bệnh dịch là nguyên nhân khiến cho sức khỏe của gà ngày càng giảm sút, cùng với đó chính sức bền, các cơ sẽ giảm mạnh nếu không chữa trị kịp thời. Một số bệnh nguy hiểm thường gặp ở gà như: dịch tả, đau mắt, tụ huyết trùng Newcastle… xảy ra khi thời tiết thay đổi. Do vậy các nguyên tắc phòng bệnh phải được thực hiện trong cách nuôi gà đá, dập tắt nguy cơ hình thành nên mầm mống gây bệnh.
– Vệ sinh, khử trùng chuồng trại thường xuyên
– Chuồng luôn đảm bảo được thoáng mát ban ngày, ấm về ban đêm
– Tiêm vacxin, tẩy giun, sán theo định kỳ.
Trong cách nuôi gà đá bo lớn nếu đảm bảo được các tiêu chí đã đề cập đến ngay ở trên đây thì vấn đề đúc thành một chiến kê thực thụ sẽ không còn là một ước mơ xa vời nữa. Hy vọng rằng bạn sẽ áp dụng thật đúng cách và phù hợp các tiêu chí về dinh dưỡng, chế độ luyện tập theo các giai đoạn sinh trưởng, trước khi đá và cả thời gian phục hồi. Nếu cần biết thêm chi tiết thì bạn cũng có thể truy cập trang thuocgavip.com để biết thêm các thông tin mà bạn đang tìm kiếm.Cách nuôi gà đá hình thành nên bản tính lỳ lợm
HIỂU VỀ CÁP ĐỘ GÀ ĐÁ
Trên chúng tôi đã chia sẻ cách nuôi gà đá tới pin được nhiều sư kê đánh giá rất cao về mức độ hiệu quả mà nó mang lại. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến việc phòng bệnh định kỳ cho gà để tránh gà ủ bệnh lâu ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà đá. Hy vọng những chia sẻ ở trên sẽ giúp người đam mê đúc kết được một cách nuôi gà đá bo lớn tới pin trăm trận trăm thắng, chúc các anh em thành công.
Cách cáp độ gà ỏ Việt Nam rất khác nhau tùy theo từng địa phương. Tài liệu này không có đủ dữ kiện để phân tích chi tiết về sự khác biệt giữa các trường gà đang sinh hoạt đều đặn tại các miền Bắc, Trung và Nam. Những chi tiết trình bày trong tập tài liệu này được thu thập tại một số trường gà tiêu biểu và có thể không hoàn toàn đúng cho từng miền hay những trường gà cùng một địa phương.
Tại miền Nam Việt Nam, trước năm 1975, các tay chơi đá gà thường không dùng cân để cân trọng lượng của gà. Tuy nhiên, cũng có sới dùng cân, tỷ như sới gà của cựu phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ thì có dùng cân khi qua cổng.
Thường thì các tay chơi gà định lượng con gà đối phương bằng cách dùng mắt quan sát để cáp độ. Những tay cáp độ gà sẽ mang gà ngồi vào bồ (vòng) có nơi đào lỗ sâu xuống đất để làm đấu trường, để so kè chiều cao vặ bề ngang của lưng gà để bắt chặng. Mỗi trường đá gà có những luật lệ riêng do chủ trường gà đặt ra. Có nơi cho phép chủ kê được đụng chạm, rờ tay trên con gà đối phương. Có nơi cấm không cho vì lý do an toàn cho gà của khách mang đến.
Trong những nơi cho phép chủ kê được phép lấy tay để đo lưng con gà đối phương để đoán chừng “mấy phân xương” lưng, còn được gọi là “cái ngang” tức là chiều ngang của lưng gà. Những nơi không cho phép đụng chạm gà đối phương thì chủ kê phải dùng mắt để phỏng đoán chiểu ngang cũng như cân nặng của con gà kia. Trong trường hợp này chủ kê có quyền yêu cầu chủ kê phía bên kia kéo cánh xuống để quan sát kích thước lưng của con gà đối phương. Chiều cao của hai con gà được xem xét rất kỹ, thường thì hai con gà được chủ kê đâu lưng lại để so kè chiều cao và chiều ngang của lưng gà.
Chủ trường sẽ đóng góp ý kiến thêm về cáp chặng để cho có độ gà đá. Gà có chiều cao hơn thường có lợi thế khi ra đòn, do đó các tay chơi gà có câu “một phân vai bằng hai phân xương”; có nghĩa nếu con gà có 2 phân (2cm) lớn chiều ngang hơn vẫn không bằng con gà tuy kém 2 phân ngang nhưng hơn 1 phân về chiều cao. Tuy nhiên trong vấn đề cáp độ, hai đơn vị đo lường về chiều cao và chiều ngang như thế bù qua KTNGtMi 81 xớt lại thì vẫn được coi là đồng chạng gà và có thể cáp độ được.
Một phương pháp khác được gọi là “vô tay”. Vô tay là thủ thuật dùng tay để nâng dưới lưòn con gà đối phương lên để ưốm chừng sức ■nặng. Các sư kê có kinh nghiệm eó thể đoán chính xác trọng lượng con gà trên tay bằng cách này. Khi vô tay, sư kê cũng có thể đoán biết được thêm về gân cốt và quá trình toi luyện của gà cũng như sức chịụ đựng của nó. Thí dụ như một con gà có lườn dài và sâu hình chữ V (như lưòn tàu đi biển) là loại gà có sức chịu đựng đứng trường bền bỉ. Nhưng phép vô tay không phải trưòng gà nào cũng cho phép. Sự cẩn trọng này rất cần thiết để đề phòng những kẻ ma giáo áp dụng xảo thuật điểm huyệt hãm hại gà đối phương trong lúc vô tay. Thường thì phép vô tay chỉ được áp dụng ở những trường gà mà mọi người đều là bạn bè thân quen.
Cám ơn anh em!
Danh sách thuốc đá gà tốt nhất hiện nay
Thuốc Mỹ
Thuốc Mỹ
Thuốc Mỹ
Thuốc Mỹ
Thuốc Mỹ
Thuốc Mexico
Thuốc Mỹ
Thuốc Mexico
Thuốc Thái Lan
Thuốc Thái Lan
Thuốc Thái Lan
Thuốc Mỹ
Để biết thêm thông tin thuốc gà đá quý khách vui lòng truy cập website: thuocgavip.com hoặc gọi 085.241.1277. Mọi thắc mắc về thuoc ga da sẽ được chúng tôi giải đáp đầy đủ nhất.
Comments are closed.