Gà bị sưng mắt có mủ

CÁCH CHỮA GÀ BỊ SƯNG MẮT CÓ MỦ

Bệnh gà bị sưng mắt có mủ là bệnh gì? cách chữa như thế nào? Có lẻ nhiều bà con khi chăn nuôi gà thường gặp phải căn bệnh này, và có rất nhiều bà con chưa hiểu rỏ đây là bệnh gì? Gà chọi bị phù đầu, sưng mắt, sổ mũi, có thể lây lan nhanh theo đàn gây thiệt hại về kinh tế nặng nề nếu bạn không điều trị sớm.

Bệnh xưng mắt có mủ ở gà là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh xưng mắt ở gà

Theo các chuyên gia chăn nuôi cho biết bệnh xưng mắt ở gà do vi khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra. Đặc biệt căn bệnh này không loại trừ bất kỳ lừa tuổi nào, hay có thể nói mọi gà có thể mắc bệnh này du là đang ở giai đoạn, độ tuổi bất kỳ.

Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh chóng thông qua các đường như qua đường không khí, qua thức ăn, nước uống, chuồng nuôi và cả các dụng cụ chăn nuôi khi không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì vậy, bà con cần lưu ý kiểm tra, phòng tránh và chữa trị bệnh kịp thời tránh gây tổn thất đến đàn gà.

[related_posts_by_tax title=""]
chua benh cho ga
nuôi gà đá

Triệu chứng của bệnh

  • Gà ủ rũ, giảm ăn.
  • Chảy nước mắt, nước mũi nhiều. Nước mũi ban đầu loãng, chảy nhiều, gà luôn hắt hơi, vảy mỏ. Về sau nước mũi đặc dần, bít mũi làm gà khó thở, phải há miệng ra để thở.
  • Gà bệnh bị viêm giác mạc và kết mạc mắt, thủy thũng mí mắt.
  • Xoang mũi và xoang dưới hốc mắt cũng bị viêm, một hoặc cả hai bên đầu gà bị sưng phù to.
  • Ở gà đẻ: sản lượng trứng giảm.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp gà có thể xuất hiện thêm một sốt triệu chứng khác như run đầu, thở nhanh, khó thở, ho, âm rale khí quản và gà gấy yếu. Với các triệu chứng này có thể do bệnh APV gây ra (virus APV ghép với vi khuẩn Ecoli).

==> Bà con có thể mua các sản phẩm THUỐC GÀ ĐÁ

ga bi sung mat co mu
gà bị sưng mắt có mủ

Cách điều trị bệnh như thế nào?

Phòng bệnh luôn là khâu quan trọng nhất để giúp gà tránh được bệnh xưng mắt cũng như một số bệnh khác. Một số điều cần làm để phòng bệnh ở gà như:

  • Khử trùng tiêu độc, vệ sinh chuồng trại thường xuyên và theo định kì.
  • Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, thay đệm lót theo định kỳ.
  • Sử dụng các loại thuốc bổ trợ cho sức khỏe, tăng sức đề kháng cho gà.
  • Cần thực hiện cách ly gà ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh để tránh lây lan đến gà khỏe mạnh khác.
  • Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống sạch cho gà.

Cách điều trị bệnh gà xưng mắt có mủ

Trường hợp bệnh nhẹ

Khi phát hiện gà xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, sau khi thực hiện cách ly gà bệnh bà con cần thực hiện các công việc sau:

Sử dụng thuốc kháng sinh Pharamox hoặc kháng khuẩn Pharpoltrim hoặc Pharpoltrim – Max cho cả đàn gà uống trong vòng 7 ngày. Bên cạnh đó, bà con cần kết hợp cho đàn gà uông thêm Phartigum B để giảm đau, hạ sốt, tăng đề kháng và Phar-pulmovet để thông thở cho gà.

khang khuan Pharpoltrim
thuốc kháng khuẩn Pharpoltrim

Bênh cạnh đó bà con cần:

  • Tiêm Prenacin hoặc Prenacin II để diệt khuẩn
  • Tiêm bắp Phar-pulmovet
  • Cho gà uống men Pharbiozym cho đến khi dừng kháng sinh thì dùng tiếp 7 ngày để gà nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

thuocgadavip

Trường hợp gà bị bệnh nặng

Trong trường hợp gà bị khò khè truyền nhiễm nặng (Khí quản chứa nhiều đờm, gà vươn cổ khi thở, hay vẩy mỏm, gà bị chảy nước mắt), cần điều trị toàn đàn vừa tiêm vừa cho uống như sau:

  • Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh Pharamox, 1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày.
  • Phartigum B, 2g/lít nước. Cho uống 2 loại thuốc này liên tục 5 ngày.
  • Kết hợp tiêm bắp toàn đàn kháng sinh Prenacin hoặc Prenacin II với thuốc long đờm Phar-pulmovet. Không được xách ngược gà.
thuoc khang sinh pharmox
thuốc kháng sinh pharmox chữa mắt gà bị sưng có mủ

Phòng bệnh

Để tránh cho gà không nhiễm phải bệnh coryza sưng phù đầu, bạn cần có các biện pháp chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, uống thường xuyê
  • Sử dụng các loại kháng sinh phổ thông hoặc thuốc bổ cho gà trộn với thức ăn để tăng sức dề kháng ở gà chọi
  • Không cho gà khoẻ mạnh tiếp xúc với gà bệnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại vacxin phòng bệnh coryza chuyên dụng được bán khá nhiều trên thị trường.

Lưu ý, trong việc phòng bệnh sưng phù đầu ở gà, cần chú ý không vận dung quy trình với đàn gà sau nếu gà trước đã bị bệnh.

Mong những thông tin ở bài viết này giúp bà con có thể tìm đúng bệnh cách chữa tốt nhất, chúc bà con luôn thành công!

Cám ơn anh em luôn ủng hộ thuocgavip.com