Kĩ thuật nuôi gà

KĨ THUẬT NUÔI GÀ THẢ VƯỜN THEO TIÊU CHUẨN THÚ Y

Kĩ thuật nuôi gà thả vườn không khó nhưng để nuôi gà ta thành công mang lại hiệu quả kinh tế tối ưu đòi hỏi bà con chăn nuôi phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật, thường xuyên tham khảo báo đài, kinh nghiệm người đi trước áp dụng vào thực tế chăn nuôi hộ gia đình. Tuy nhiên không phải người chăn nuôi nào cũng hiểu rõ và thực hành kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn đúng phương pháp, bài viết này sẽ chia sẻ những kỹ thuật cơ bản nhất hướng dẫn chăn nuôi gà hiệu quả nhất.

Chuẩn bị điều kiện nuôi

Để giúp bà nắm được kĩ thuật nuôi gà có thể nâng cao năng suất, mở rộng quy mô nhanh chóng. Ngay trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng giới thiệu cho bà con kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn hoặc nuôi chuồng được nhiều hộ nông dân áp dụng và thành công vượt bậc.

Chuẩn bị chuồng trại

Trước khi nuôi gà thả vườn, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là chuẩn bị chuồng trại cho đảm bảo. Hãy lựa chọn nơi có vị trí thoáng mát và cao ráo để xây chuồng cho gà. Tốt hơn hết, nên chọn theo hướng Đông Nam hoặc Đông để tránh nắng chiều mà lại có thể hứng được nắng vào buổi sáng.

[related_posts_by_tax title=""]
chuong trai cho ga thong thoang
chuồng trại cho gà phải thông thoáng
  • Trong trường hợp thực hiện nuôi gà nhốt thì mật độ trung bình cần đạt khoảng 10 con/m2 nếu nuôi ở nền, còn nuôi trên sàn mật độ khoảng 8 con/m2.
  • Khi thực hiện theo mô hình nuôi gà thả vườn, mật độ trung bình đạt 1 con/m2. Cần đặt chuồng tại nơi tránh được mưa nắng.
  • Cửa chuồng gà mặt trước nên đặt ở hướng đông nam. Còn sàn làm bằng vật liệu chính là tre thưa hoặc lưới đảm bảo độ khô ráo, thoáng mát, dễ dàng dọn dẹp vệ sinh.
  • Xung quanh vườn nên dùng rào chắn bằng tre gỗ, lưới nilon, lưới B40… Khi thời tiết khô ráo, cần thả gà ra vườn hoặc sân chơi rồi buổi tối nhốt lại.
  • Rèm che bà con nên lựa chọn chất liệu bằng bao tải hoặc vải bạt… thực hiện che chắn cách vách tường một khoảng 20cm để vật nuôi không bị rét, hạn chế mưa gió.
  • Trong mô hình nuôi gà phần chuồng nuôi cũng cần phải đảm bảo xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, nên thực hiện tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trước khi nuôi gà.
Lồng úm gà con
  • Kích thước 2m x 1m cao chân 0,5m đủ nuôi cho 100 con gà.
  • Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75 W dùng cho 100 con gà).
ki thuat um ga con
kĩ thuật úm gà con
Chuẩn bị máng ăn
  • Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải cám tấm trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
  • Khi gà 4-14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con.
  • Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
Chuẩn bị máng uống

Đặt hoặc treo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.

mang an cho ga
chuẩn bị máng ăn, máng uống cho gà
Chuẩn bị bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà
  • Gà rất thích tắm cát.
  • Đối gà nuôi chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và điểm sinh hoạt cho gà tắm. Kích thước bể dài 2m, rộng 1m, cao 0,3m cho 40 gà.
  • Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Chuần bị dàn đậu cho gà
  • Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
  • Dàn đậu làm bằng tre, gỗ (không nên làm bằng cây tròn vì trơn gà khó đậu). Dàn cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3-0,4m để gà khỏi đụng vào nhau, mổ nhau và ỉa phân lên nhau.
  • Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
  • Vườn chăn thả: 1m2 /1 gà.

thuocgadavip

Xây dựng bãi chăn thả

Kĩ thuật nuôi gà thả vườn kiểu mới, để việc xây dựng bãi chăn thả đạt hiệu quả thì bà con cần lựa chọn nơi có đất trống, có nhiều bóng râm. Ngoài ra, trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho vật nuôi. Nếu có điều kiện, đầu tư máng uống nước và máng ăn cho gà.

Diện tích bãi chăn thả cần đảm bảo đủ rộng để gà dễ dàng vận động, tìm kiếm thức ăn. Thông thường diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 cho tới 1m2/ con. Còn trong trường hợp sở hữu khu đất rộng thì có thể bố trí 2 bãi chăn thả với chuồng nuôi ở vị trí trung tâm.

Giống như việc làm chuồng nuôi, bãi chăn thả cũng cần đáp ứng yêu cầu là dễ thoát nước, có độ bằng phẳng, không có vật lạ, rác thải, nước đọng lại, thu dọn lông trên bãi chăn định kỳ. Tại vị trí chăn thả, cần sử dụng rào chắn bằng chất liệu phên nứa hoặc thép B40 để đảm bảo gà không đi lại, thú hoang không thể xâm nhập vào.

Khâu chọn giống gà

Nuôi gà ta theo hướng lấy thịt: Chọn giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà gà Hồ, gà ta lai…

Nuôi gà ta theo hướng lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri,….

chon giong ga de nuoi
chọn giống gà để nuôi

Chọn gà con giống:

  • Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
  • Chọn những con nhanh, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập.
  • Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.

Chọn gà đẻ giống:

  • Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
  • Đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mồng tích to, đỏ tươi.
  • Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
  • Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt.
  • Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

Quy trình chăn nuôi gà

Từ tuần thứ nhất đến tuần thứ ba dùng thức ăn gà con chủng loại 1-21.

Từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 dùng thức ăn gà dò chủng loại 21-42 ngày.

Từ tuần thứ 7 trở đi dùng thức ăn gà vỗ béo chủng loại 43 ngày – xuất bán.

thuc an cho ga
thức ăn chuẩn theo đúng kĩ thuật nuôi gà

Giai đoạn gà từ 1 cho tới 21 ngày tuổi

Lúc này, bà con phải lựa chọn loại thức ăn đặc chủng dành cho gà ở giai đoạn này. Thời điểm này, gà thường có đặc điểm ăn ít tuy nhiên ăn nhiều lần. Vì thế nên lượng thức ăn cũng phải giải đều, mỏng ra khay với độ dày trung bình khoảng 1cm, cứ cách khoảng 3 đến 4 lần thì cho gà ăn. Để đảm bảo vệ sinh, trước khi cho thức ăn mới lên khay bà con cũng cần cạo sạch hết lượng thức ăn còn thừa trước đó.
Với nước cho gà uống, thời điểm 2 tuần đầu tiên nên dùng loại máng có thể tích chứa khoảng 1,5 đến 2 lít nước. Các tuần tiếp sau đó đổi sang máng có thể tích 4 lít. Trong quá trình lắp đặt, máng uống nước phải được kê cao hơn chuồng khoảng 1 tới 3cm, sắp xếp xen kẽ với khay chứa đồ ăn. Mỗi ngày nên thay nước từ 2 đến 3 lần, sau đó rửa sạch sẽ hàng ngày.

Giai đoạn gà từ 21 cho tới 42 ngày tuổi

Đối với giai đoạn này, thức ăn để nuôi gà thả vườn vẫn sử dụng loại dò chủng loại kết hợp với các loại nguyên liệu khác như gạo, lúa, rau xanh để tăng thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho vật nuôi.

Với giai đoạn này, bà con nên sử dụng loại máng trung P30. Khi nào gà bắt đầu lớn dần thì sẽ thay bằng loại máng P50. Treo máng ăn phải đảm bảo cao ngang so với lưng gà. Mỗi máng ăn sẽ đáp ứng cho 30 đến 40 con và ngày cho ăn từ 3 tới 4 lần.

Với máng uống nước, thời điểm gà từ 21 đến 42 ngày nên dùng loại từ 4 tới 8 lít. Chiều cao của máng cách mặt nền khoảng 4 cho tới 5cm. Mỗi máng nước đáp ứng số lượng 100 con.

Giai đoạn cho gà thịt

Giai đoạn này, gà thường phát triển rất nhanh. Vì thế trong kĩ thuật nuôi gà bà con cũng cần chú ý một số điểm sau đây:

Lượng thức ăn sử dụng cần phải tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các loại rau xanh, chất đạm để vật nuôi lớn nhanh, chắc xương hơn.
Tăng thêm lượng nước uống mỗi ngày để đảm bảo gà có đủ nước uống. Tùy theo từng mùa mà lượng nước bổ sung cho gà cũng sẽ khác nhau. Để điều chỉnh lượng nước, bà con có thể căn cứ vào nhiệt độ của môi trường.

ki thuat nuoi ga tha vuon
kĩ thuật nuôi gà thả vườn

cách cho gà ăn uống theo từng giai đoạn

Kĩ thuật nuôi gà đạt thành công, quá trình chăm sóc cũng cần phải được áp dụng đúng cách theo từng giai đoạn phát triển như sau:

  • Đảm bảo nguồn thức ăn sạch và giàu dinh dưỡng.
  • Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn nông nghiệp như thóc dẹt, gạo tấm, ngô,….
  • Thức ăn cần đảm bảo năng lượng, chất đạm, chất khoáng và Vitamin.
  • Nguồn nước uống phải sạch sẽ để gà phát triển tốt nhất.

Khi chuyển thức ăn từ thức ăn gà con sang thức ăn gà dò, công thức thay đổi cho gà ăn như sau:

  • Ngày thứ nhất 75% thức ăn cũ và 25% thức ăn mới
  • Ngày thứ hai 50% thức ăn cũ và 50% thức ăn mới
  • Ngày thứ ba 25% thức ăn cũ và 75% thức ăn mới
  • Ngày thứ tư cho ăn 100% thức ăn mới

Tuần thứ nhất đến hết tuần thứ hai cho gà ăn bằng khay hoặc mẹt(100 gà đặt 1 khay ăn). Rải mỏng, đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt độ dầy 1cm, sau đó từ 2-3 giờ cạo sạch thức ăn lẫn phân có trong khay đem sàng để gạt bỏ phân ra ngoài, tận thu thức ăn cũ và tiếp thêm lượt mỏng thức ăn mới.

Cho gà ăn tự do cả ngày đêm, bổ sung thêm thức ăn cho gà trong một ngày đêm từ 6-7 lần.

Khi gà được 3 tuần tuổi trở đi thay thế khay ăn bằng máng ăn cỡ trung bình P30 hoặc máng đại P50 (25 – 30 con/máng), cần treo máng bằng dây, miệng máng đặt ngang với lưng gà

Cho gà uống nước: Dùng máng uống gallon chứa nước cho gà uống, dùng máng cỡ 4,0 lít hoặc 8 lít. Để máng uống kê thật phẳng bằng gạch cao hơn độn lót chuồng từ 4 cm đến 5 cm để gà không bới độn lót vào làm bẩn nước uống.

Máng uống đặt với số lượng 100 con cho 1 máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y, hàng ngày thay nước uống cho gà khoảng 4 lần (sáng, chiều, tối, và giữa đêm).

Đọc thêm: thuốc gà đá

Vệ sinh chuồng trại gà

Các chuyên gia cũng nhận định, trong cách nuôi gà để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ cần thực hiện một số điều sau:

  • Dọn dẹp rìa xung quanh như bụi rậm, không đặt chuồng tại vị trí ẩm mốc, ướt hoặc nước đọng.
  • Quanh khu vực chăn nuôi cần dùng chất sát trùng theo đúng chỉ định của bác sĩ thú y.
  • Độn chuồng bổ sung, xới đào theo định kỳ để gia tăng thêm độ dày của chuồng. Ngoài ra, chất độn sử dụng cũng cần đảm bảo có độ tơi xốp và khô.
  • Máng uống nước, máng ăn phải vệ sinh sạch sẽ.
  • Giữ nhiệt độ trong chuồng nuôi phù hợp. Bà con lưu ý đến một số dấu hiệu của gà như gà nằm tụ lại quanh bóng đèn thì gà đang bị lạnh, nếu tản xa bóng đèn là bị nóng, nằm tụ góc là bị gió lùa và chỉ khi chúng đi lại tự do trong chuồng thì nhiệt độ phù hợp.

Đảm bảo được lượng ánh sáng đủ cho chuồng. Bà con có thể sử dụng nguồn sáng tự nhiên vào ban ngày về đêm thì thắp thêm đèn cho gà đủ sáng để ăn.

Vệ sinh chuồng trại thường xuyên bà con cũng cần quan tâm. Để tận dụng được nguồn phân cũng như vệ sinh được dễ dàng, bà con nên trải một lớp trấu lên bề mặt chuồng để khi vệ sinh quét dọn được dễ dàng.

Phòng bệnh cho gà

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.

Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

phong benh cho ga
kĩ thuật nuôi gà cần áp dụng phòng bệnh nghiêm ngoặc

Bệnh gumboro

Gà 10 – 14 ngày tuổi

+ Sử dụng loại vaccin gumoro

+ Kết hợp uống ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN, AMOCOLIFRTE, FLOR – 400

Gà 22 – 30 ngày tuổi

+ Uống meta – KAZOL, ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN

+ Kết hợp với TRIMCOX – 500 điều trị bệnh cầu trùng, FLOR – 400 phòng bệnh hen ghép

Bệnh CRD

+ Sử dụng thuốc AMOXIL – 100 kết hợp với THIAMPHENICOL – 10%

+ Dùng thuốc ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh (phân xanh, phân trắng)

Liều lượng

+ AMOXIL – 100: 100g / 500 – 700 kg thể trọng / ngày.

+ FLOR – 400: 100g / 500 – 700 kg thể trọng / ngày.

Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực meta-KAZOL + BUTASAL B12 + ADE VIT C. (dùng men BIOSUB + bổ gan HEPAVIT)

Bệnh cầu trùng

Sử dụng các loại thuốc

+ TRIMCOX – 500 liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+TOLTRA – COX liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+ TRỊ CẦU TRÙNG liều dùng 1g / 1 lít nước.

(2-3 ngày đầu dùng liều cao gấp đôi)

Tiêm phòng vắc – xin (vaccine) các loại bênh thường gặp khác

Tiêm phòng các loại vaccin phòng điều trị các bệnh thường gặp ở gà phát triển khỏe mạnh

+ meta-KAZOL liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ BOGA-4 liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ VITAMIN K liều dùng 2g / 1 lít nước.

Trường hợp gà không uống được, pha thuốc với liều gấp 3-4 lần nhỏ trực tiếp vào miệng.

Với những kỹ thuật nuôi gà và phòng trị bệnh cho gà cụ thể chi tiết, sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để người nông dân có nuôi gà tốt nhất, cho hiệu quả cao.

Cám ơn anh em luôn ủng hộ thuocgavip.com