Bệnh Gumboro Ở Gà

CÁCH CHỮA BỆNH GUMBORO Ở GÀ

Bệnh Gumboro ở gà (Infections burasal disease- IBD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm và gây hậu quản nghiêm trọng, có tính lây lan nhanh giữa các gà trong đàn. Bệnh xảy ra từ 1 – 12 tuần tuổi, nhưng sảy ra mạnh nhất ở 3- 6 tuần tuổi. Động vật cảm thụ là tất cả các giống gà. Bệnh do virut thuộc họ Binaviridae là một vi rút ARN 2 sợi. Loại này có khả năng đề kháng cao ngoài môi trường nên các biện pháp sát trùng thông thường không thể tiêu diệt hết mầm bệnh ngoài môi trường.

Bệnh Gumboro ở gà là gì?

Bệnh Gumboro ở gà là bệnh truyền nhiễm, được phát hiện lần đầu vào năm 1957 tại vùng Gumboro (Delaware – Mỹ), nhưng đến năm 1962 mới được Cosgrove mô tả cặn kẽ và được công bố là bệnh viêm thận gà do có sự hủy hoại ở vùng vỏ thận.

Năm 1970 Hitcher xác định bệnh tích đặc trưng của bệnh ở túi Fabricius và đề nghị gọi là bệnh “Viêm túi huyệt truyền nhiễm” (Infectious Bursal Disease – IBD) hay còn gọi là bệnh Gumboro. Mầm bệnh được gọi là Infectious Bursal Disease virus (IBDV) hay virus Gumboro. Cho đến nay, bệnh Gumboro trên gà đã xảy ra và gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với ngành chăn nuôi gà công nghiệp trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, bệnh này đã xuất hiện trước từ những năm 1980 gây tổn thất lớn vì lúc đó chúng ta chưa có kinh nghiệm và kiến thức phòng trị bệnh.

[related_posts_by_tax title=""]
benh gumboro
bênh gumboro

Nguyên nhân gây bệnh

IBDV – một RNA virus thuộc họ Birnaviridae là nguyên nhân gây bệnh Gumboro trên gà.

  • Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, bị vô hoạt ở độ pH ≥ 12 và pH ≤2.
  • Virus bị diệt ở 56oC trong 5 giờ, 60oC trong 30 phút, 70oC virus chết nhanh chóng.
  • Các chất hóa học như formalin 0.5% (sau 6 giờ); phenol 0.5% (sau 1 giờ); chloramin 0.5% (sau 10 phút) không thể tiêu diệt được virus.
  • Virus có thể tồn tại trong phân rác, chất độn chuồng virus tồn tại trong 122 ngày, đây chính là nguồn tàng trữ virus tại trại nuôi.
  • Gà từ 3 – 9 tuần tuổi (đặc biệt từ 3 – 6 tuần tuổi) là thời kỳ cảm nhiễm mạnh nhất.
  • Gà dưới 3 tuần tuổi mắc bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng gây hậu quả là gà bị suy giảm miễn dịch.
  • Bệnh xảy ra quanh năm, tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân. Tỷ lệ mắc trong đàn cao lên đến 100%. Tỷ lệ chết 20 – 30% gà bắt đầu chết sau 3 ngày bị bệnh và chết nhiều nhất sau 5 – 7 ngày. Thực tế có nhiều đàn mắc bệnh tỷ lệ chết cao 50% – 100%.

Do một virus thuộc loại Birnavirus gây nên, bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua các dụng cụ chăn nuôi, chuồng nuôi, con người, động vật, thức ăn bị nhiễm mầm bệnh….

Con đường lây lan

  • Lây từ mẹ sang con.
  • Lây theo đường thức ăn, qua không khí.
  • Lây qua dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi.

Khi virut xâm nhập cơ thể nó tấn công vào các tế bào limpho của ống tiêu hóa, gan sau đó đi đến túi fabricius gây nên các bệnh tích điển hình tại đây.

thuocgadavip

Cách nhận biết bệnh Gumboro

Thời gian ủ bệnh từ 2 -3 ngày

  • Gà bay tán loạn trong chuồng, mổ nhau, sau đó ủ rũ từng đám, xù lông, tụ tập thành đống, cơ thể gà lù dù và sốt cao
  • Gà mắc bệnh gumboro bị tiêu chảy, màu trắng sữa hoặc xám xanh, dạng nhớt
  • Gà tụt cân nhanh, đi run rẩy không vững
  • Sau đó gà chết, tỉ lệ chết tăng dần theo ngày. Nếu không mắc thêm bệnh thứ phát thì tỉ lệ chết chỉ từ 5 – 30%. Nếu mắc thêm bệnh thứ phát như: bệnh cầu trùng, CRD… thì tỉ lệ chết đạt tới 70%. Trước khi chết gà thường bị liệt chân và kêu ré lên.
cach chua ga u ru
gà ủ rủ dấu hiệu của bệnh gumboro

Triệu chứng bệnh Gumboro ở gà

  • Thời gian ủ bệnh Gumboro trên gà rất ngắn, thường chỉ 2 – 3 ngày.
  • Triệu chứng ban đầu là trong đàn gà xuất hiện một số con quay đầu tự mổ vào hậu môn. Gà kém ăn, bỏ ăn.
  • Gà có dấu hiệu hoảng loạn, tiếng kêu khác thường.
  • Sau 2 – 3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị tiêu chảy. Gà uống nhiều nước, phân loãng trắng nhớt.
  • Gà mất nước kèm theo mất chất điện giải khiến cho gà liệt, ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn; nhiệt đô cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường.
  • Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3 – 5, sau đó giảm dần đến ngày 9 – 10 thì dừng lại.
  • Cơ vùng hậu môn co bóp nhanh, mạnh, không bình thường – giống như gà có phản xạ muốn đi ngoài nhưng không thực hiện được.
  • Gà sốt cao, gà ủ rũ, nằm phủ phục, chồng đống lên nhau
  • Bệnh tiến triển nhanh chỉ sau 6 – 8 giờ là có triệu chứng lâm sàng kể từ khi con ốm đầu tiên.
  • Gà tiêu chảy phân loãng, lúc đầu có màu trắng ngà sau đó chuyển dần sang màu vàng trắng, xanh vàng, đôi khi lẫn máu
  • Tỷ lệ chết từ 5 – 30% song có thể lên đến 60 – 80% phụ thuộc vào mức độ bị bội nhiễm các bệnh khác.

Tình trạng kéo dài có thể khiến gà không chịu ăn, ủ rủ, lờ đờ…và chết trong vài ngài.

Bệnh tích

  • Xuất huyết thành vệt, thành dải ở cơ đùi, cơ ngực.
  • Túi bursa (túi tròn phía trên hậu môn) sưng to gấp 2 – 3 lần bình thường ở giai đoạn đầu (3 – 4 ngày đầu). Sau đó teo nhỏ dần (sau 7 – 10 ngày) ở những con hồi phục. Bên trong túi pha xuất huyết hoặc có bã đậu.
  • Thận sưng to bên trong có nhiều muối Urat
  • Thận sưng, có muối urat đọng trong ống dẫn niệu, những bệnh tích ở thận chỉ gặp ở gà bị chết hoặc bệnh đang tiến triển.
  • Các biến đổi bệnh lý ở ruột đa dạng: Ruột căng chứa nhiều nước, giai đoạn sau ruột chứa nhiều chất nhày trắng đục, có viêm xuất huyết lan tràn dọc theo đường ruột đến tận hậu môn.

Bệnh Gumboro ở gà sau 2 – 3 ngày bị nhiễm, lá lách cũng sưng lên, sau đó giảm đi về thể tích như túi Fabricius. Vào giai đoạn cuối của bệnh, khi mổ khám sẽ không nhận thấy những biến đổi bệnh lý đặc thù, do sự phục hồi của lách rất nhanh chóng.

Các cơ quan còn lại như gan, tim, phổi, dạ dày cũng có bệnh tích nhưng không điển hình. Đôi khi quan sát được hiện thượng xuất huyết ở niêm mạc chỗ tiếp giáp giữa dạ dày cơ và dạ dày tuyến.

phan ga bi benh gumboro
phân gà bị bệnh gumboro

Cách chữa bệnh Gumboro ở gà

Không có thuốc điều trị bệnh gumboro ở gà. Tuy nhiên cần tăng sức đề kháng để nâng cao tỉ lệ sống sót.

(Xem thêm: thuocgavip.com)

Tiêm kháng thể gumboro cho cả đàn, 2 mũi cách nhau 3 ngày. Pha vào nước uống cho gà theo công thức sau: 10 lít nước, 500g đường glucoza, 100g điện giải, acetamin 50g, B.Complex 10 g, Vitamin C 10 g, Vitamin K 10 g, cho uống liên tục do gà mất nước

Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh điều trị bệnh gumboro, sẽ làm tăng tỉ lệ chết. Nếu xuất hiện bệnh thứ phát thì phải dùng thuốc điều trị bệnh đó với một nửa liều lượng trong 3 ngày đầu, sau đó mới tăng đúng liều từ 2-3 ngày sau cùng.

Hiện nay trên thị trường đã có kháng thể Gumboro, gà mắc bệnh tiêm từ 1 – 2ml/con, liều uống gấp đôi liều tiêm.

  • Bổ sung thuốc bổ, vitamin, tăng cường sức đề kháng cho gà.
  • Sử dụng kháng sinh chống vi khuẩn bội nhiễm.
  • Giảm mật độ chuồng nuôi, hạn chế các yếu tố stress với gà.

Nhà chăn nuôi có thể dùng 1 trong số các phác đồ sau để chữa bệnh Gumboro kế phát:

Phác đồ 1:

Giải pháp số 1 chữa bệnh Gumboro kế phát hen ghép ký sinh trùng đường máu, bệnh đầu đen, cầu trùng ghép tiêu chảy:
Sử dụng A TO Z MAR 1g/3-4 lít nước tương đương 1g/15-20kg TT kết hợp với PARAMAR-20% 1g/6-10kg TT ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Phác đồ 2:

Chữa bệnh Gumboro kế phát E.coli ghép tụ huyết trùng tiêu chảy:
Sử dụng AMOX-COLIS 2g/ 1 lít nước tương đương 1g/12-15 kg TT kết hợp với 39-VITA-AMIN 1g/2-3 lít nước uống. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

amox colis
Amox Colis chữa bệnh gumboro ở gà

Phác đồ 3:

Chữa bệnh Gumboro kết phát cầu trùng ghép E.coli, ghép tụ huyết trùng, ghép tiêu chảy:
Sử dụng MARCOC-E.COLI 1g/2 lít nước tương đương 1g/12-15kg TT/ngày kết hợp với PARAMAR-20% 1g/6-10kg TT/ngày. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Phác đồ 4:

Chữa bệnh Gumboro kế phát ký sinh trùng đường máu, bệnh đầu đen ghép cầu trùng, ghép E.coli, ghép tụ huyết trùng, tiêu chảy:
Sử dụng COLI 102 1g/5-7kgTT tương đương 2g/ lít nước uống kết hợp với SORBITOL-MAR 1g/1,5-2 lít nước uống. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.

Phòng bệnh Gum cho gà

Trong công tác phòng bệnh Gumboro trên gà, người nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y để ngăn chặn sự phát triển và lây lan của bệnh.

  • Chuồng trại xây dựng phải cách ly với những khu vực dân cư xung quanh và có rào ngăn.
  • Người chăn nuôi phải chú ý khâu vệ sinh tiêu độc. Chuồng trại phải được vệ sinh tiêu độc, sát trùng định kỳ bằng các loại chát sát trùng như formalin, Iod, chloramin, ….
  • Sử dụng vacxin gumboro gà vẫn luôn mang lại hiệu quả phòng bệnh cao.
  • Vacxin phòng bệnh gumboro được dùng từ rất sớm (3 – 10 ngày tuổi) phụ thuộc vào lượng kháng thể thụ động gà mẹ truyền cho gà con, phụ thuộc từng loại vacxin (chủng virus làm vacxin, vacxin nhược độc, vaccine vô hoạt). Vaccine có thể tiêm cho gà, nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc hòa nước cho gà uống.

Lịch vacxin cho vùng bình thường

Ngày   Chủng vacxin
 10 -12  Chủng vacxin trung bình +
18 -20  Chủng vacxin trung bình

Lịch vacxin cho vùng có áp lực bệnh gumboro cao

 Ngày  Chủng vacxin 
 5 – 7  Chủng vacxin trung bình
 12 – 15  Chủng vacxin trung bình +
20 – 22  chủng vacxin trung bình

Cám ơn anh em luôn ủng hộ thuocgavip.com